Con chậm phát triển chiều cao nhưng nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn chưa biết xử lý ra. Việc này vô tình khiến con bỏ lỡ “giai đoạn vàng” để có thể can thiệp, giúp đạt chiều cao tối đa
Thông thường, trẻ sơ sinh khi chào đời có chiều cao từ 48 – 52cm.
- Năm đầu tiên, chiều cao trẻ sơ sinh tăng khoảng 20 – 25cm;
- Năm thứ hai tăng 12cm;
- Năm thứ ba cao thêm 10cm; các năm tiếp theo tăng 7cm;
- Từ 4- 11 tuổi, trẻ tăng thêm khoảng 6cm/năm;
- Đến tuổi dậy thì, bé trai tăng từ 6,5 – 11cm và bé gái tăng 6 – 10cm/năm.
Trường hợp trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao nêu trên được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao.
Có thể nhận biết rất rõ trẻ chậm tăng trưởng thông qua các dấu hiệu bên ngoài như trẻ thấp lùn hơn so với các bạn cùng trang lứa. Ở tuổi dậy thì, bé trai có thể không vỡ giọng, bé gái không hoặc chậm phát triển ngực…
Có 3 giai đoạn vàng phát triển của trẻ là Giai đoạn bào thai; Giai đoạn 0 – 3 tuổi và Giai đoạn tuổi dậy thì.
Khi con thấp còi, cha mẹ chỉ nghĩ đến đi khám dinh dưỡng. Thậm chí nhiều phụ huynh tự ý bổ sung thuốc tăng chiều cao mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ quan niệm con chậm phát triển do những yếu tố như di truyền, bệnh nội khoa…
Việc điều trị đúng thời điểm là quan trọng. Bởi nếu qua “giai đoạn vàng” phát triển (từ 4 – 13 tuổi), các sụn xương của trẻ sẽ đóng lại, việc điều trị hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng. Vì vậy nếu trẻ có chiều cao khiêm tốn, không bị suy dinh dưỡng, không bị bệnh lý, thì cha mẹ nên đưa trẻ đến khám với bác sĩ Nội tiết để được điều trị các nguyên nhân nội tiết, đặc biệt là bổ sung hormone nội tiết để phát triển chiều cao cho trẻ.