Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717 Shopee Healthy Care Vietnam Ladaza Healthy Care Vietnam

Thiếu máu não có nguy cơ gây đột quỵ nếu không được điều trị sớm

Thiếu máu não là bệnh lý được xếp thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới, chỉ sau ung thư và tim mạch đặc biệt xảy ra với tỷ lệ cao ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Vậy nên, biết nguyên nhân, biết triệu chứng và biết cách điều trị sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình một cách hiệu quả.

1. Nguyên nhân của bệnh thiếu máu não

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới thiếu máu não phổ biến nhất là:

– Xơ vữa động mạch, nhất là động mạch cảnh khiến thành các mạch đưa máu lên não bị dày lên, thu hẹp lòng mạch làm cản trở dòng máu tới não.

– Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép vào các mạch đưa máu về não, qua đó cũng gây thiếu máu lên não.

– Các hoạt động bơm máu đi nuôi cơ thể của tim yếu khiến giảm lưu lượng máu tới nuôi các cơ quan, trong đó có não bộ.

Hậu quả do thiếu máu não gây ra thường rất nghiệm trọng vì chỉ cần một động mạch bị huyết khối gây tắc hoàn toàn, người bệnh có thể bị tử vong do suy hô hấp, suy tuần hoàn hoặc có thể gây nhũn não, xuất huyết não dẫn tới tử vong. Chính vì vậy, thiếu máu não là bệnh lý được xếp thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới, chỉ sau ung thư và tim mạch.


Nguyên nhân gây thiếu máu não

2. Triệu chứng

Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng thiếu máu não điển hình như:

– Đau đầu kéo dài: là triệu chứng xuất hiện đầu tiên và hay gặp khi mắc bệnh, chiếm tỷ lệ khoảng 90%. Ban đầu chỉ là những cơn nhói ở vùng đầu, sau đó lan tỏa khắp đầu, nặng đầu.

– Thiếu máu não triệu chứng gây hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau nhức đầu, mất thăng bằng… chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 87%.

– Mất ngủ: khi bị thiếu máu não, một số người có biểu hiện mất ngủ, lúc tối ngủ được, nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ. Mất ngủ kéo dài làm mệt mỏi toàn thân, tai nghe không rõ, trí nhớ giảm sút.

– Dấu hiệu thiếu máu não gây suy giảm trí nhớ: đây là tiến triển tự nhiên trong quá trình lão hóa vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não, vừa do tình trạng thiếu máu đến nuôi não.

– Tê bì, nhức mỏi chân tay: khi thiếu máu đến các chi sẽ gây các chứng tê bì nhức mỏi chân tay. Người bệnh có cảm giác tê bì ở đầu ngón, cảm giác kiến bò ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh.


Thiếu máu não với vô vàn những triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn cảm thấy tim đập nhanh, có đôi khi còn xuất hiện cơn đau ngực bởi vì não không nhận đủ máu giàu oxy nên tim buộc phải đập nhanh hơn để bù đắp. Đến khi bệnh thiếu máu não nghiêm trọng thì những cố gắng của tim không đủ đáp ứng nhu cầu của não, gây ra các cơn đau tim, thậm chí tiến triển thành suy tim.

3. Cách điều trị thiếu máu não

Việc điều trị bằng thuốc tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ cũng như nguyên nhân dẫn tới thiếu máu não như xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh lý tim, huyết áp thấp. Khi có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, hay quên… người bệnh nên đi khám sớm tại các bệnh viện lớn để tìm nguyên nhân và sử dụng thuốc điều trị phù hợp.

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng cách:

– Thiếu máu não nên ăn gì? Trong bữa ăn hằng ngày, cần có chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau, quả, cá, hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật.

– Nên hạn chế uống rượu, bia, bỏ thuốc lá, thuốc lào.

– Nhiều chuyên gia cho biết, tập thể dục có thể làm chậm sự xuất hiện của chứng sa sút trí tuệ và ngăn ngừa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, béo phì – những “thủ phạm” gián tiếp làm xuất hiện thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh nên thư giãn tinh thần bằng các bài tập thở chậm, thiền, yoga có tác dụng giảm căng thẳng mệt mỏi và mang lại giấc ngủ ngon hơn.


Cách cải thiện hữu ích nhất là tuân thủ theo một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh

Để phòng tránh và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng sớm, bạn có thể cân nhắc sử dụng viên uống Ginkgo Biloba Healthy Care với chiết xuất lá bạch quả có hàm lượng cao 40mg hỗ trợ lưu thông máu khỏe mạnh, tăng cường tuần hoàn máu lên não và duy trì chức năng nhận thức bình thường.

>>>Xem thêm: 5 cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe não bộ tốt nhất

Nguồn: Bộ y tế Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *