Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717 Shopee Healthy Care Vietnam Ladaza Healthy Care Vietnam

Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể bạn gặp phải những tổn thất nào?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng dần trở thành một “căn bệnh mãn tính” không thể tránh khỏi. Nếu kéo dài liên tục mà không có phương pháp “điều trị” nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, công việc bạn làm hiện tại và đặc biệt kéo sức khỏe của bạn đi xuống một cách trầm trọng. Hãy cùng xem tình trạng căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như thế nào?

1. Nguyên nhân gây căng thẳng

Tác nhân gây căng thẳng đến từ rất nhiều phía xuất phát từ cả bên ngoài hay chính bên trong do bản thân bạn tự tạo ra áp lực cho chính bản thân mình.

– Yếu tố về mặt xã hội: những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống, công việc diễn ra không thuận lợi, khó khăn về mặt tài chính, áp lực về thời gian, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè hay các mối quan hệ bên ngoài, bị tác động bởi lời nói của những người xung quanh…..

– Yếu tố về thể chất: Cơ thể đau ốm thường xuyên, không có khả năng thực hiện một hoạt động nào đó,….

– Yếu tố bản thân: Không hài lòng về hành động hay lời nói của chính bản thân mình, có những suy nghĩ tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng vào một việc gì đó, tự tạo cho mình áp lực,……

>>>Xem thêm: Biểu hiện căng thẳng


Stress đến từ nhiều nguyên nhân

2. Căng thẳng và những ảnh hưởng đến sức khỏe

Khi cơ thể gặp phải căng thẳng kéo dài, sẽ kéo theo tình trạng cortisol tăng cao và các hormone gây căng thẳng khác xuất hiện. Điều này có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc nhiều vấn đề về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, bao gồm lo lắng, trầm cảm, các vấn đề về tiêu hóa, đau đầu, căng và đau cơ, bệnh tim, đau tim, huyết áp cao, đột quỵ, khó ngủ, tăng cân, suy giảm trí nhớ, tập trung.

Tác động về mặt thể chất

Sự căng thẳng kéo dài có thể gây ra các vấn đề sau:

– Mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm,…

– Hậu quả của căng thẳng kéo dài sẽ khiến tim bạn phải làm việc quá sức trong thời gian dài. Khi huyết áp tăng, nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim cũng tăng theo và một số bệnh lý khác cũng có thể xuất hiện như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2,….

– Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hệ thống tiêu hóa, nhẹ có thể gây ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản do sự tăng vọt của hormone, thở nhanh và nhịp tim tăng khi căng thẳng; buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón do cách di chuyển thức ăn. Còn nặng có thể gây viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, rối loạn chức năng đại tràng

– Nếu bạn thường xuyên bị lo lắng căng thẳng kéo dài, cơ bắp của bạn có thể luôn trong trạng thái căng cứng gây đau đầu, đau nhức khắp cơ thể.

– Ảnh hưởng đến cả các bệnh phụ khoa, với nam giới căng thẳng kéo dài làm giảm nồng độ testosterone, với nữ giới gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn nội tiết.

– Bị căng thẳng kéo dài cũng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, những người bị căng thẳng dễ mắc các bệnh do virus như cúm và cảm lạnh thông thường cũng như các bệnh nhiễm trùng khác. Căng thẳng cũng có thể làm tăng thời gian bạn cần để hồi phục sau bệnh tật hoặc chấn thương.


Stress ảnh hưởng đến thể chất

Căng thẳng cũng có thể gây ra bệnh tật do những hành động bộc phát của bạn để giải tỏa stress như ăn quá nhiều, hút thuốc và những thói quen xấu khác.

Tác động về mặt tinh thần

Cùng với đó, tác hại của căng thẳng kéo dài còn có thể khiến bạn bị ảnh hưởng tới cả sức khỏe tinh thần. Trong suốt khoảng thời gian đó, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng

– Căng thẳng mệt mỏi kéo dài khiến trí nhớ suy giảm trầm trọng nên thường hay quên đặc biệt những vấn đề quan trọng trong cuộc sống

– Luôn trong trạng thái lo âu, lo lắng với mọi thứ

– Mất ngủ triền miên

– Chân tay run rẩy

– Tâm lý cảm xúc bất ổn khi dễ cáu giận, dễ buồn, nóng nảy và mất bình tĩnh

– Không có tính kiên nhẫn khi thực hiện một công việc nào đó


Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến tinh thần

Có thể thấy những tác hại mà căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới bạn là vô cùng lớn, không những vậy khi bạn căng thẳng còn khiến cuộc sống, công việc và các mối quan hệ trở nên xấu đi. Do đó, trước tiên bạn hãy cố gắng học cách kiểm soát căng thẳng của chính mình và sau đó học cách yêu bản thân mình hơn.

*Thông tin sưu tầm*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *