Có rất nhiều yếu tố trở thành nguy cơ khiến bạn mắc phải bệnh lý về tim mạch cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có đến hơn 17 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch. Con số này cho thấy mức độ phổ biến của các bệnh lý về tim, trong đó thường gặp nhất là cao huyết áp, bệnh mạch vành và đột quỵ.
Vì thế nắm rõ những yếu tố này sẽ giúp bạn có khả năng phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh, có thể trong đó vẫn sẽ có những yếu tố tác động mà bạn không thể thay đổi được nhưng việc nắm rõ là cách tốt nhất để bạn sớm có những biện pháp hạn chế tình trạng bệnh tăng cao.
1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi
Nhóm yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tim khó có thể thay đổi sẽ bao gồm giới tính, di truyền, tuổi tác.
Giới tính
Nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim sớm hơn nữ giới rất nhiều. Còn phụ nữ Phụ nữ sẽ có xu hướng mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi lớn hơn nam giới. Độ tuổi khởi phát bệnh tim muộn này có thể liên quan đến những thay đổi nội tiết tố trước và suốt thời kỳ mãn kinh.
Di truyền
Bệnh tim mạch có di truyền không? Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn nếu trong gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch trước đó.
Tuổi tác
Mọi chức năng trong cơ thể đều suy giảm khi bạn trở nên lớn tuổi hơn và chức năng của hệ thống tim mạch cũng không phải ngoại lệ khi hoạt động ngày càng yếu đi, vì khi lớn tuổi thành tim dày lên, các động mạch cứng lại khiến cho quá trình bơm máu cũng trở nên khó khăn, đó là lý do vì sao nguy cơ mắc bệnh tim mạch gia tăng theo tuổi.
Ở nam giới thường bắt đầu từ tuổi 45, nữ giới là 55 nhưng nhìn chung sau tuổi 65, cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao.
Các yếu tố gây bệnh tim mạch không thể thay đổi được
2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch có thể thay đổi
Chủ yếu những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim được coi là có thể thay đổi được đều do chế độ dinh dưỡng từ người bệnh không tốt kèm theo một chế độ sinh hoạt thiếu khoa học hoặc do nguyên nhân khách quan từ việc mắc một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thông tim.
Thừa cân béo phì
Béo phì và bệnh tim mạch có liên quan mật thiết với nhau vì béo phì dẫn đến sự gia tăng mức cholesterol trong máu.
Điều này xuất phát từ một chế độ ăn uống không lành mạnh, nạp quá nhiều chất béo bão hòa hoặc chuyển hóa, thiếu đi những hoạt động thể chất đều đặn, thường xuyên. Do đó, hãy có những biện pháp ngay lập tức để giảm cân trở về mức an toàn cho sức khỏe.
Nghiện thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển của bệnh tim mạch. Khói thuốc có khả năng làm tổn thương nặng nề và thu hẹp các động mạch khiến nguy cơ đau thắt ngực và đau tim do cơ tim không nhận đủ máu tăng cao.
Chất Nicotine đặc trưng có trong thuốc lá cũng làm tim đập nhanh hơn và tăng huyết áp, nghĩa là tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể.
Ngoài nicotine, các hóa chất khác có trong khói thuốc như carbon monoxide cũng có hại cho tim. Những chất này dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch, ảnh hưởng đến cholesterol và mức fibrinogen – một yếu tố làm đông máu, điều này khiến cho nguy cơ đông máu tăng và có thể dẫn đến đau tim.
Lời khuyên duy nhất dành cho bạn là hãy cai thuốc, có như vậy sức khỏe mới được đảm bảo không chỉ riêng vấn đề tim mạch.
Thuốc lá nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch
Thiếu vận động thể chất
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh tim hơn những người lười vận động mỗi ngày.
Vì các hoạt động thể chất sẽ giúp đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và bệnh tiểu đường đồng thời có thể hạ huyết áp. Tập thể dục cũng tăng cường sự dẻo dai cho cơ tim và làm cho các động mạch linh hoạt hơn.
Bệnh tim mạch xuất hiện do huyết áp cao
Huyết áp cao, còn gọi là tăng huyết áp, là một yếu tố khác cũng góp phần gây ra bệnh tim mạch bao gồm suy tim, đau tim thậm chí là đột quỵ. Huyết áp cao thường liên quan đến vấn đề thừa cân béo phì , ít hoạt động thể chất, ăn nhiều muối, uống nhiều rượu bia hoặc tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn này, nhưng trong một số trường hợp có thể không có nguyên nhân rõ ràng.
Cách phòng tránh bệnh tim mạch tốt nhất là hãy thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm huyết áp và đồng thời giảm được nguy cơ mắc bệnh tim.
Huyết áp gây bệnh tim
Cholesterol trong máu cao
Cholesterol là một chất béo được vận chuyển khắp cơ thể bởi protein nhưng chúng lại được chia ra thành cholesterol LDL hay còn gọi là cholesterol xấu và cholesterol HDL hay còn gọi là cholesterol tốt. Ngay từ tên gọi, bạn đã biết được tại sao việc nạp quá nhiều cholesterol LDL lại gây hại cho tim và sức khỏe đến vậy.
Bởi nếu cholesterol LDL chiếm lượng cao, nó có thể khiến các chất béo tích tụ trong thành động mạch và dẫn đến các biến chứng.
Mức cholesterol LDL cao thường do các yếu tố như chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc, ít hoạt động thể chất, uống nhiều rượu và bệnh gan và thận. Để giảm mức cholesterol LDL đồng thời tăng mức cholesterol HDL, hãy ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và bỏ hút thuốc.
Phần lớn các bệnh tim mạch xảy ra đều thuộc nhóm yếu tố có thể thay đổi được vì thế để duy trì một trái tim khỏe mạnh hơn hãy thực hiện những thay đổi nhỏ nhỏ trong lối sống của mình để nhận được những lợi ích to lớn hơn. Ngoài ra, đừng quên bổ sung thêm viên uống Dầu cá Omega 3 Healthy care hoặc viên uống Healthy Care Coenzyme Q10 150mg để tăng cường sức khỏe của cơ quan quan trọng này.
>>>Xem thêm: 4 lời khuyên cho bạn để có một trái tim khỏe mạnh
*Thông tin sưu tầm*