Dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách hiệu quả, điều này cho thấy nếu rơi vào tình trạng thiếu hụt kéo theo hàng loạt các dấu hiệu sức khỏe xảy ra từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy thuộc vào mức độ và thể loại dinh dưỡng không được bổ sung đầy đủ. Vậy cụ thể những dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.
1. Mệt mỏi, đau xương, yếu cơ
Bạn đang cảm thấy mệt mỏi? đau xương? yếu cơ? – Có thể đó là dấu hiệu bạn đang thiếu vitamin D vì loại vitamin này rất quan trọng đối với sức khỏe của xương khớp cũng như sức khỏe của hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Bên cạnh đó các triệu chứng khác của tình trạng thiếu vitamin D còn có thể bao gồm co thắt cơ, chuột rút, cảm giác ngứa ran, co thắt thanh quản và thậm chí thay đổi tính cách.
Người lớn tuổi có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng từ vitamin D cao hơn. Những người có làn da sẫm màu và những người sống ở những khu vực ít ánh sáng mặt trời cũng vậy.
Bổ sung vitamin D từ đâu?: Bạn có thể tìm thấy vitamin D trong các loại thực phẩm như cá béo (cá hồi, cá thu), dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa tăng cường, nước cam, sữa đậu nành, ngũ cốc ăn sáng, trứng và nhờ việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để tổng hợp vitamin D tự nhiên.
2. Thiếu hụt dinh dưỡng khiến bạn thường xuyên mệt mỏi, da nhợt nhạt
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu và nhận thấy da mình nhợt nhạt, thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cụ thể là vitamin B12 – một vitamin cần thiết cho sức khỏe thần kinh và máu. Các dấu hiệu khác cho thấy bạn cần nhiều vitamin B12 hơn bao gồm sụt cân, chán ăn, tê và ngứa ran ở tứ chi, lú lẫn và trí nhớ kém.
Vì cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất B12 nên chúng ta cần bổ sung vitamin này từ một số loại thực phẩm và đồ uống nhất định. Tuy nhiên, quá trình lão hóa khiến việc hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm trở nên khó khăn hơn. Và nếu bạn đang sử dụng thuốc chặn axit dạ dày, thì quá trình hấp thụ có thể trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì thế, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách bổ sung khi gặp phải các tình trạng trên.
Bổ sung vitamin B12 ở đâu?: Chế độ ăn cho người thiếu hụt dinh dưỡng với vitamin B12, có thể bổ sung từ những thực phẩm như thịt đỏ, gia cầm, động vật có vỏ, sữa và trứng,….
3. Chảy máu nướu, vết thương lâu lành
Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu nướu, vết thương lâu lành thì có thể cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin C.
Tuy nhiên, khi thấy cơ thể có biểu hiện lâu lành vết thương, mọi người nên đến các cơ sở y tế để xét nghiệm vi chất dinh dưỡng, từ đó xác định cơ thể đang bị thiếu hụt chất gì để bổ sung cho đúng.
Những người có nguy cơ cao bị thiếu hụt dinh dưỡng đối với vitamin C bao gồm: người già, phụ nữ đang có thai và cho con bú, người có thói quen hút thuốc,… Lúc này, mọi người nên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C để bù đắp tình trạng thiếu hụt này.
Bổ sung vitamin C ở đâu?: Thực phẩm chứa nhiều vitamin C chủ yếu là từ nhóm rau của quả bao gồm cam, ớt chuông đỏ, quả kiwi, dâu tây, súp lơ trắng, bông cải xanh, cà chua, khoai tây,…..Ngoài ra, bạn có thể có được nguồn vitamin C tốt từ thực phẩm chức năng cụ thể với sản phẩm viên nhai Vitamin C Healthy Care hỗ trợ sự thiếu hụt dinh dưỡng đồng thời mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.
4. Khó thở, mệt mỏi, tay chân lạnh
Cảm thấy mệt mỏi, nhịp tim nhanh, hồi hộp, khó tập trung và gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể đều là những dấu hiệu của bệnh thiếu máu đồng nghĩa với việc bạn đang thiếu sắt trầm trọng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm da nhợt nhạt, lưỡi đau hoặc sưng,…..
Bởi vì khi cơ thể bạn không có đủ sắt để sản xuất hemoglobin, một chất có trong các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Mặc dù tình trạng thiếu sắt phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, phụ nữ dưới 50 tuổi và phụ nữ mang thai, nhưng người lớn tuổi có thể bị thiếu sắt nếu họ không ăn đủ thực phẩm có chứa sắt.
Bổ sung nguồn thiếu hụt dinh dưỡng với sắt ở đâu?: Cố gắng kết hợp các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, gia cầm và hải sản hoặc các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại hạt và hạt giống để tránh bệnh thiếu hụt dinh dưỡng.
5. Chuột rút cơ, da khô, móng giòn là dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng
Dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng thường gặp tiếp theo chính là tình trạng chuột rút da khô và móng giòn. Những tình trạng này nói cho bạn biết rằng bạn đang không có đủ nguồn canxi trong cơ thể. Vì thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng hạ canxi máu. Tình trạng này thường xảy ra khi nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH) bất thường hoặc thiếu vitamin D. Nếu bạn không nạp đủ canxi vào chế độ ăn, cơ thể bạn thậm chí có thể bắt đầu lấy canxi từ xương, điều này có thể làm xương yếu đi và dẫn đến loãng xương.
Bên cạnh đó, thiếu canxi còn liên quan đến các vấn đề về thần kinh và các trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra co giật, nhịp tim bất thường và suy tim sung huyết. Đó là vì canxi trong máu đóng vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh, chuyển động cơ, quá trình đông máu và sức khỏe tim mạch.
Bổ sung canxi ở đâu?: Để tăng lượng canxi hấp thụ, hãy đưa các loại thực phẩm như sản phẩm từ sữa, nước cam bổ sung canxi, rau lá xanh, đậu đen, hạnh nhân, hạt vừng và hạt chia vào chế độ ăn uống của bạn.
Hãy đặc biệt chú ý tất cả các dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng trên để kịp thời bổ sung dưỡng chất trở lại và đặc biệt tránh các bệnh lý nghiêm trọng có thể xảy ra khi thiếu hụt thời gian dài.
>>>Xem thêm: Uống vitamin lúc đói – bạn cần cẩn trọng vì những ảnh hưởng đến sức khỏe
*Thông tin sưu tầm*