Vận động thường xuyên mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta về cả tinh thần và thể chất, tuy nhiên vận động quá sức ( hoạt động vượt mức so với khả năng của bản thân ) có thể phản tác dụng, ngược lại khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu xem hệ lụy để lại khi bạn vận động quá sức.
1. Các dấu hiệu của việc tập luyện quá sức và quá sức
Nếu bạn tập luyện quá nhiều, bạn có thể thấy rằng mình thường xuyên mệt mỏi, không ngủ ngon, thay đổi tâm trạng hoặc bị chấn thương do sử dụng quá mức. cụ thể những hệ lụy xảy ra như sau:
Đau nhức và nguy cơ gặp các chấn thương cao
Vận động quá sức sẽ bị gì? Việc ép bản thân vượt quá giới hạn của mình trong quá trình tập luyện cường độ cao có thể dẫn đến căng cơ, đau nhức và thậm chí có thể khiến bạn gặp phải những chấn thương như bong gân, rách cơ, viêm gân, gãy xương,……Nếu bạn không dừng việc vận động quá sức, chấn thương bạn gặp phải có thể trở thành mãn tính hoặc chấn thương dai dẳng kéo dài kể cả khi đã phục hồi.
Vận động quá sức khiến bạn dễ đau nhức cơ
Giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân
Tập luyện thường giúp bạn có cảm giác thèm ăn lành mạnh. Tuy nhiên, tập luyện quá nhiều có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến cảm giác đói hoặc no của bạn. Tập luyện quá mức có thể gây kiệt sức, giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân.
Vận động quá sức khiến bạn mệt mỏi thường xuyên
Cảm thấy mệt mỏi sau khi tập luyện là điều khá bình thường, nhưng mệt mỏi xảy ra thường xuyên biểu hiện của vận động quá sức mà bạn cần chú ý.
Bạn dễ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên
Vận động quá sức làm giảm sức đề kháng
Tác hại khi vận động quá sức tiếp theo bạn có thể khi tập luyện vượt mức cho phép của bản thân, tuyến thượng thận (có vai trò quan trọng trong điều hòa huyết áp, cân bằng hoạt động và hệ miễn dịch cho cơ thể) sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol vốn có tác động tích cực đối với miễn dịch nhưng lại vượt qua mức cho phép, gây hệ lụy ngược là suy giảm miễn dịch trầm trọng khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.
Bên cạnh đó, hormone cortisol mất cân bằng khi vận động quá sức, bạn có thể thấy khó thư giãn và giải tỏa căng thẳng trước khi đi ngủ. Điều này làm giảm thời gian quan trọng mà cơ thể bạn cần để nghỉ ngơi, phục hồi và tự phục hồi trong khi ngủ. Thiếu ngủ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, dẫn đến mệt mỏi mãn tính và thay đổi tâm trạng liên tục.
Nhịp tim rối loạn thất thường
Khi bạn tập luyện quá sức, cấu trúc cơ tim sẽ bị thay đổi đột ngột điều này có thể gây ra những biến chứng bất thường về nhịp tim. Lâu dần khi nhịp tim rối loạn liên tục ( lúc nhanh, lúc chậm) gây nguy hiểm cho người mắc với những biến chứng như khó thở, thở ngắn, ngất xỉu, suy tim, đột quỵ,……..
Dễ mắc các bệnh lý về tim mạch
Vận động quá sức khiến xương khớp yếu đi
Hormone cortisol được chứng minh có liên quan đến sức khỏe xương khớp. Vậy nên những người tập thể dục quá sức có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp cao hơn do hormone này tiết ra bất thường. Thậm chí nguy cơ phải nằm liệt giường cũng cao hơn hẳn người bình thường. Đặc biệt, nếu để hormone cortisol xuất hiện trong máu, nó sẽ khiến mô xương được tạo ra ít hơn là mô xương bị phân hủy. Điều này làm tăng khả năng rạn nứt xương hơn.
Bên cạnh đó bạn còn cảm thấy thường xuyên bị đau cơ do vận động quá sức
2. Lời khuyên của bác sĩ khi bạn gặp tình trạng vận động quá sức
Dưới đây là một số lời khuyên nếu bạn gặp phải tình trạng này:
– Giảm hoặc ngừng các bài tập vận động để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi
– Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể
– Để giảm tối đa các chấn thương về xương, cơ, khớp có thể xảy ra bạn hãy làm nóng cơ thể và khởi động trước khi luyện tập
– Đảm bảo xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không để cơ thể thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng
– Chơi các bài tập thể thao nhẹ nhàng, có xu hướng giảm tảo mệt mỏi, thư giãn, tránh việc trung quá sức vào một nhóm các cơ bắp trên cơ thể.
– Cố gắng ngủ đủ giấc, sâu giấc.
Các hệ lụy của việc vận động quá sức có thể trở nên vô cùng nghiêm trọng nếu bạn không hạn chế cách tập luyện này. Vì thế, để đảm bảo cho mình một sức khỏe tốt nhất vận động vừa sức của bản thân là điều quan trọng.
>>> Xem thêm: Bạn cần chú ý đến 9 dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu nước một cách trầm trọng
*Thông tin sưu tầm*