Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717 Shopee Healthy Care Vietnam Ladaza Healthy Care Vietnam

Độ pH của da là gì? Tại sao lại quan trọng với làn da khỏe mạnh?

Độ pH của da nói cho bạn biết da của bạn đang khỏe khoắn, sáng mịn, chống lại được các tác nhân từ bên ngoài hiệu quả hay nhanh bị khô, nhạy cảm và dễ bị tác động. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra những ảnh hưởng đến độ pH tự nhiên của làn da từ cả yếu tố nội sinh bên trong cơ thể lẫn yếu tố ngoại sinh bên ngoài môi trường. Nhưng chính xác độ pH là gì? và tại sao “sự cân bằng” của nó lại quan trọng đối với bạn và làn da của bạn?

1. Độ pH của da là gì?

Độ ph của da là gì? pH là viết tắt của “potential hydrogen” nó đề cập đến mức độ axit của một chất – trong trường hợp này là làn da của bạn. Da của mỗi người đều có độ pH riêng và việc đưa làn da của bạn về trạng thái “cân bằng” có thể giúp ích rất nhiều trong việc sở hữu một làn da khỏe mạnh như bạn mong đợi.

Độ ph của da mặt là bao nhiêu? Độ pH được đo trên thang điểm từ 0 đến 14 trong đó độ pH = 7 được xem là trung tính. Dưới 7 được xem có tính axit, trên 7 được xem có tính kiềm. Đối với da giá trị pH tối ưu sẽ nằm trong khoảng từ 4,7 đến 5,75.

Hàng rào bảo vệ da bị suy yếu có thể là nguyên nhân gốc rễ của nhiều tình trạng da, chẳng hạn như viêm da, chàm và bệnh rosacea. Có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài có thể tác động lên hàng rào bảo vệ da của chúng ta, chẳng hạn như sử dụng sản phẩm không đúng cách, một số loại thuốc, chế độ ăn uống kém, hút thuốc, ô nhiễm và phơi nắng, tuổi tác, thay đổi hormone trong cơ thể. Nếu làn da của bạn trở nên quá kiềm hoặc axit, hàng rào bảo vệ sẽ bị tổn hại và bạn có thể bị mẩn đỏ, viêm nhiễm, da khô hoặc thô ráp.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì có thể độ pH của da mặt bạn đang bị mất cân bằng.


Độ pH của da

2. Làm cách nào để kiểm tra độ pH trên da mặt bạn?

Một số cách đo độ ph của da như sau:

– Sử dụng que đo độ pH: Bạn có thể tự mua que đo để xác định độ pH cho làn da của mình. Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên mua bộ dụng cụ đo pH dành riêng cho làn da

– Kiểm tra tại các cơ sở da liễu: Bạn có thể đến các bác sĩ da liễu để làm các xét nghiệm về da. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn và giúp bạn lựa chọn những loại mỹ phẩm và các dịch vụ chăm sóc da phù hợp nhất.

– Tự quan sát và ước tính: Thông qua việc quan sát làn da từ bên ngoài bạn cũng sẽ có một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết độ pH của da. Nếu da mềm mại, không khô ráp có thể được xem là có độ pH cân bằng. Ngược lại, da kích ứng, nổi nhiều mụn trứng cá, da khô, bong tróc có thể là dấu hiệu độ pH của da thay đổi – nghiêng về tính kiềm nhiều hơn.


Cách đo độ pH

3. Cách cân bằng độ pH cho da hiệu quả

Đạt được nồng độ pH của da ở mức cân bằng giúp bạn có thể duy trì làn da mềm mại bằng một số phương pháp dưới đây:

– Chọn mỹ phẩm cẩn thận ưu tiên những sản phẩm nhẹ nhàng: Hãy tìm những sản phẩm có độ pH từ 4 trở xuống để giúp duy trì hàng rào bảo vệ da của bạn. Có thể, không phải tất cả các sản phẩm đều liệt kê độ pH, nhưng bạn nên thay thế bằng việc chú ý đến các thành phần dịu nhẹ với da

– Để cân bằng độ pH của da bạn hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Làn da khỏe mạnh cũng được hưởng lợi rất nhiều từ chế độ ăn uống cân bằng. Các thực phẩm mang tính kiềm như hoa quả, rau củ giúp cân bằng độ pH cho da, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin.

– Thay đổi các thói quen sinh hoạt bằng việc giảm sử dụng nước quá nóng mỗi khi rửa mặt để tránh khiến lớp dầu tự nhiên trên da bị loại bỏ một cách quá mức

– Tăng cường bổ sung viên uống vitamin E Healthy Care chứa hàm lượng dưỡng chất cao lên tới 500 IU. Vitamin E có vai trò chống oxy hóa bằng cách ngăn ngừa hay làm gián đoạn những phản ứng tạo ra các gốc tự do, được xem là “thần dược” giúp chị em giữ gìn sắc đẹp và duy trì nét thanh xuân của mình.


Cân bằng độ pH cho da như thế nào?

Độ pH từ lâu đã được xác định như một yếu tố quan trọng cho việc “săn sóc” một làn da tươi trẻ, mịn màng. Chính vì vậy hiểu biết về độ pH là cách tốt nhất để bạn bảo vệ môi trường axit trên da một cách an toàn.

>>>Xem thêm: Những ai không nên uống Vitamin E

*Thông tin sưu tầm*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *