Rượu bia hại gan tệ đến mức rượu bia còn được xem là “kẻ thù số 1” tàn phá nghiêm trọng các cơ quan nội tạng trong cơ thể đặc biệt ảnh hưởng đến lá gan. Theo thống kê của Bộ Y tế, ước tính mỗi năm người Việt tiêu thụ hơn 3 tỷ lít bia và gần 68 triệu lít rượu. Con số này đã đưa Việt Nam vào top các quốc gia tiêu thụ bia rượu cao nhất trên thế giới. Cùng với đó là tỷ lệ người mắc các bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh về gan tăng chóng mặt. Trong bài viết dưới đây, hãy xem rượu bia hại gan như thế nào?
1. Rượu bia hại gan như thế nào?
Gan phân hủy và lọc các chất có hại trong máu, đồng thời sản xuất protein, enzyme và hormone mà cơ thể sử dụng để tránh nhiễm trùng. Gan cũng có chức năng chuyển đổi vitamin, chất dinh dưỡng thành những chất mà cơ thể chúng ta có thể sử dụng được. Chúng cũng chịu trách nhiệm làm sạch máu, sản xuất mật để tiêu hóa và lưu trữ glycogen để lấy năng lượng.
Giữ nhiều vai trò như vậy nên gan là cơ quan chính để xử lý đến 90% lượng rượu tiêu thụ. 10 % còn lại thoát ra cơ thể qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở.
Gan có khả năng phục hồi và có thể tự tái tạo bằng cách phát triển các tế bào mới. Mỗi khi một người uống đồ uống có cồn, gan sẽ lọc rượu, tế bào gan chết và tế bào mới phát triển.
Rượu bia hại gan chúng sẽ làm giảm dần khả năng tự tái tạo của gan, dẫn đến tổn thương gan vĩnh viễn. Lạm dụng rượu sẽ phá hủy tế bào gan, dẫn đến xơ gan, viêm gan do rượu và đột biến tế bào có thể dẫn đến ung thư gan. Những tình trạng này thường tiến triển kế tiếp nhau trong chuỗi bệnh lý về gan từ gan nhiễm mỡ đến viêm gan do rượu rồi cuối cùng đến xơ gan.
Ngoài ra, gan chỉ có thể xử lý một lượng rượu nhất định tại một thời điểm. Khi bạn uống quá nhiều rượu, lượng cồn chưa được gan xử lý đó sẽ lưu thông trong máu và bắt đầu gây ra những ảnh hưởng đến tim và não ( Nguồn: Addiction Center)
Rượu bia hại gan rất lớn
2. Các bệnh về gan liên quan đến rượu bia
Rượu bia hại gan biểu hiện rõ rệt nhất ở 3 bệnh lý phổ biến nhất về gan bao gồm gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan
Gan nhiễm mỡ
Đây có thể coi là ảnh hưởng đầu tiên khi rượu bia hại gan. Nguyên nhân là do đồ uống có cồn làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo và tăng tích lũy chất béo ở gan gây mỡ hóa tế bào gan. Nó dẫn đến gan to.
Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu thường gặp ở những người nghiện rượu nặng. Trên thực tế, người ta ước tính rằng có tới 90% những người uống rượu nhiều mắc một số dạng bệnh này.
Gan nhiễm mỡ
Viêm gan do rượu
Viêm gan do rượu bia đến từ quá trình chuyển hóa cồn tạo ra hóa chất không tốt cho gan. Hóa chất này kích hoạt quá trình viêm, phá hủy và làm tổn thương tế bào gan. Lâu dần, sẹo hình thành thay thế các mô gan khỏe mạnh, làm suy giảm chức năng gan.
Rượu bia hại gan bằng bằng chứng viêm gan sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
– Đau ở vùng gan
– Thường xuyên mệt mỏi
– Ăn uống không ngon miệng
– Thường xuyên buồn nôn hoặc nôn
– Da và mắt bị vàng
Nếu bạn bị viêm gan mức độ nhẹ, bạn có thể khắc phục bằng cách kiêng rượu vĩnh viễn kết hợp với điều từ từ bác kỹ kèm theo một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Còn nếu một số người bị viêm gan do rượu nặng có thể cần ghép gan.
Viêm gan do rượu nếu không được điều trị kịp thời hoặc người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu sẽ chuyển sang giai đoạn xơ gan với nhiều biến chứng nguy hiểm
Các triệu chứng của xơ gan sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không có bất cứ triệu chứng nào cụ thể hoặc các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhưng ở giai đoạn sau, các triệu chứng của xơ gan bắt đầu xuất hiện rõ ràng
– Vàng da, vàng mắt
– Ngứa da, sạm da
– Dễ bị bầm tím và chảy máu
– Lòng bàn tay đỏ rực lên (bàn tay son)
– Xuất hiện nhiều nốt giãn mạch màu đỏ trên da
– Sưng (phù) ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân
– Trướng bụng vì tụ dịch trong ổ bụng)
– Nước tiểu sẫm màu
– Đi ngoài ra máu, hoặc ói ra máu
Rượu bia hại gan có thể đến mức viêm gan
Rượu bia hại gan rất lớn vì thế để bảo vệ sức khỏe gan của chính mình, hạn chế rượu bia là cách tốt nhất để bạn đảm bảo chức năng của cơ quan quan trọng này và bảo vệ sức khỏe tổng thể hiệu quả. Bên cạnh đó hãy cố gắng duy trì những thói quen ăn uống lành mạnh hơn, xây dựng cho mình lịch sinh hoạt hợp lý khoa học
>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ như thế nào?
*Thông tin sưu tầm*