Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717 Shopee Healthy Care Vietnam Ladaza Healthy Care Vietnam

Mỡ nội tạng tích tụ trong cơ thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Ngày nay số người mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến mỡ nội tạng ngày càng gia tăng nhiều, đặc biệt trong độ tuổi trung niên với đối tượng nam giới. Chất béo có lợi cho các hoạt động của cơ quan, tham gia vào quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng dồi dào nhưng những lợi ích đó sẽ hoàn toàn biến mất nếu dự trữ quá nhiều chất béo trong cơ thể. Vậy cụ thể, mỡ nội tạng gây ra những tác hại nào?

1. Mỡ nội tạng là gì?

Mỡ nội tạng là gì? Đây là một loại chất béo mà cơ thể lưu trữ sâu trong khoang bụng, bao quanh các cơ quan quan trọng bao gồm dạ dày, gan và ruột của bạn. Nó khác hoàn toàn so với mỡ dưới da được hiểu là mỡ được lưu trữ ngay bên dưới lớp da, chúng dễ nhìn thấy, dễ nhận ra hơn và không gây quá nhiều tác hại đối với sức khỏe.

Cách duy nhất để chẩn đoán xác định chính xác chỉ số mỡ nội tạng là chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên, đây là những thủ tục khá tốn kém và mất thời gian.

Tuy nhiên có một cách đơn giản hơn giúp bạn đo lường, nhưng tỷ lệ chính xác sẽ không cao so với việc bạn chẩn đoán bằng những dịch vụ y tế. Theo đó, mỡ nội tạng chiếm khoảng 10% lượng mỡ trong cơ thể bạn. Bạn có thể tính ra mức của mình bằng cách tính tổng tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể và sau đó giảm đi 10%. Nếu tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể của bạn cao hơn mức khuyến nghị thì lượng mỡ nội tạng của bạn cũng sẽ cao hơn.


Mỡ nội tạng là gì?

2. Nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng là gì?

Mỡ nội tạng do đâu? Ăn uống không lành mạnh – yếu tố lớn nhất quyết định lượng mỡ nội tạng trong cơ thể bạn tăng hay duy trì ở mức phù hợp nhất. Đó là khi bạn liên tục duy trì một chế độ ăn uống kém với lượng thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao đặc biệt với nhóm chất béo không lành mạnh, đồng thời bạn “bổ sung” cả carbohydrate đơn (mà cơ thể nhanh chóng chuyển hóa thành đường) sẽ tạo “cơ hội” cho sự gia tăng tình trạng này.

Ngoài ra, căng thẳng kéo dài cũng là một yếu tố trong sự hình thành và gia tăng của mỡ nội tạng. Căng thẳng kích hoạt một loại hormone trong cơ thể bạn gọi là cortisol. Nhiều cortisol hơn sẽ gián tiếp kích hoạt việc tích trữ nhiều mỡ trong cơ thể.

3. Mỡ nội tạng gây ra những tác hại nào đối với sức khỏe

Mỡ nội tạng gây ra bệnh gì? Những vấn đề đáng lo ngại của sức khỏe sẽ xảy ra nếu cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ quanh các nội tạng quan trọng

– Nguy cơ cao mắc bệnh tim và đột quỵ

– Bệnh tiểu đường loại 2

– Huyết áp tăng cao thậm chí tăng mất kiểm soát.

– Tác hại của mỡ nội tạng còn liên quan đến vấn đề phát triển các tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư đại trực tràng

– Ngoài ra chỉ số mỡ nội tạng bất thường còn gây ra một số vấn đề như sa sút trí tuệ, bệnh gút, hen suyễn, viêm xương khớp, đau lưng, alzheimer…


Mỡ nội tạng gây ra rất nhiều tác hại đối với sức khỏe

4. Làm thế nào để bạn loại bỏ chất béo nội tạng?

Tình trạng này “xuất hiện” do một lối sống không lành mạnh vì thế bạn hãy bắt đầu thay đổi từ đó để nhằm đào thải mỡ nội tạng hiệu quả

– Tập thể dục: Bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

– Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, trái cây và rau quả. Cố gắng hạn chế chất béo chuyển hóa, đường tinh luyện, natri và thực phẩm chế biến sẵn.

– Nhịn ăn gián đoạn: Nhịn ăn gián đoạn là một chiến lược giảm cân khi lượng mỡ nội tạng cao. Hiểu đơn giản là bạn sẽ phải trả qua việc ăn và không ăn, bạn nhịn ăn một ngày và sau đó bạn có thể ăn bất cứ thứ gì bạn muốn vào ngày hôm sau

– Có được một giấc ngủ ngon: Hãy cố gắng ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi đêm.


Loại bỏ mỡ nội tạng

– Giảm căng thẳng: Hãy thử tập yoga hoặc thiền, tìm đến những sở thích hay việc bạn muốn làm, nghỉ ngơi hiệu quả để giảm mức độ căng thẳng.
– Hạn chế uống rượu: Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng lượng mỡ nội tạng mà cơ thể bạn tích trữ, đồng thời “kích thích” nhiều bệnh lý khác. Do đó, hãy hạn chế các chất kích thích ở mức tốt nhất có thể.

>>Xem thêm: Làm cách nào để duy trì được một chế độ ăn uống cân bằng?

*Thông tin sưu tầm*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *