Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717 Shopee Healthy Care Vietnam Ladaza Healthy Care Vietnam

Rối loạn tiền đình: Nắm rõ để phòng tránh hiệu quả

Rối loạn tiền đình là hội chứng ở đầu vô cùng phổ biến, ước tính có khoảng 35% người trên 40 tuổi ghi nhận tình trạng rối loạn tiền đình và hiện nay con số này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tuy không nguy hiểm đến tính mạnh nhưng hội chứng này có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và suy giảm sức khỏe tổng thể. Vậy nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là gì? Ai là người dễ mắc hội chứng này nhất? Phòng tránh sao cho hiệu quả? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp dưới bài viết sau.

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình có vai trò duy trì trạng thái thăng bằng cho cơ thể, thuộc hệ thần kinh, nằm phía sau ốc tai hai bên. Như vậy, bệnh rối loạn tiền đình xảy ra do những bất thường ở hệ thần kinh sau ốc tai đó hoặc do dây thần kinh số 8 bị thoái hóa cùng với dấu hiệu bị chèn ép từ đó gây mất thăng bằng, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt cho người mắc.


Rối loạn tiền đình là gì?

2. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Nguyên nhân rối loạn tiền đình có thể xuất phát từ một số bệnh lý gây ảnh hưởng hoặc do những sai lầm trong sinh hoạt hằng ngày.

– Bệnh chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV): là một tình trạng rối loạn của hệ thống tiền đình xảy ra khi có sự thay đổi đột ngột vị trí đầu ( đứng lên, ngồi xương, quay trái, quay phải,….). Bệnh gây chóng mặt, đầu luôn có cảm giác quay cuồng, mọi thứ xung quanh đang xoay tròn hoặc di chuyển.

– Viêm mê đạo tai: Xảy ra do vi khuẩn, virus tấn công gây nhiễm trùng màng của tai trong. Khi đó người mắc sẽ có biểu hiện chóng mặt, mờ mắt, khó nghe, ù tai, buồn nôn và cảm thấy lâng lâng.


Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

– Viêm dây thần kinh tiền đình: Được cho là kết quả của tình trạng viêm phần tiền đình của dây thần kinh số 8. Dấu hiệu bệnh điển hình là chóng mặt, buồn nôn và mất thăng bằng. Viêm dây thần kinh tiền đình không gây ra bất kỳ triệu chứng thính giác nào, chẳng hạn như ù tai.

– Hội chứng Meniere: Meniere là một chứng rối loạn tiền đình ở tai trong gây ra các triệu chứng điển hình gồm chóng mặt, cảm giác quay tròn, ù tai, giảm thính lực và tăng áp lực tai. Nguyên nhân của bệnh Meniere chưa được hiểu rõ, nhưng các đợt bệnh có thể do nhiễm virus, phản ứng dị ứng, tích tụ dịch tai, phản ứng tự miễn dịch, đau nửa đầu hoặc khuynh hướng di truyền.

– Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật hoặc thuốc gây độc tai, có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình và góp phần gây rối loạn tiền đình.

– Lão hóa: Những thay đổi thoái hóa liên quan đến tuổi tác trong hệ thống tiền đình có thể dẫn đến các vấn đề về tiền đình ở người lớn tuổi. Những thay đổi này có thể dẫn đến giảm chức năng tiền đình và tăng nguy cơ gặp vấn đề về thăng bằng.


Nhiều bệnh lý gây rối loạn tiền đình

3. Triệu chứng

Các biểu hiện rối loạn tiền đình thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngày và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Triệu chứng rối loạn tiền đình bao gồm:

– Chóng mặt: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiền đình. Người mắc sẽ cảm thấy choáng váng, quay cuồng, chao đảo khiến bạn có cảm giác xung quanh đang quay tròn hoặc chuyển động, ngay cả khi bạn đứng yên.

– Vấn đề về thăng bằng: Khó giữ thăng bằng, đặc biệt là khi đi hoặc đứng. Muốn đi được cần phải có người đỡ hoặc bám víu vào một vật nào đó

– Mất ý thức: Đầu tiên sẽ là mất ngủ, ngất xỉu đột ngột hoặc rối loạn chức năng tim và hạ huyết áp, nếu kéo dài người mắc có thể mất đi ý thức

– Rối loạn thị giác: Người mắc có thể gặp vấn đề về thị lực, chẳng hạn như mờ mắt hoặc khó tập trung vào một vật thể.

– Thay đổi thính giác: Nhiều trường hợp bị rối loạn tiền đình có thể gây mất thính lực, ù tai hoặc cảm giác đầy trong tai.


Triệu chứng của bệnh

4. Cách phòng tránh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Về cơ bản, hội chứng này không gây ra những nguy hiểm đối với tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, người mắc sẽ gặp vô vàn khó khăn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như giảm hẳn hiệu quả về công việc. Hậu quả nghiêm trọng nhất của chứng rối loạn tiền đình này là nguy cơ té ngã cao, đặc biệt ở người lớn tuổi. Vậy làm thế nào để giảm sự ảnh hưởng của rối loạn tiền đình gây nên?

– Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung đầy đủ các nhóm vitamin thiết yếu; uống đủ nước; hạn chế muối, caffeine, rượu, nicotin và socola; đừng quên đều đặn duy trì 1 – 3 viên Ginkgo Biloba Healthy Care mỗi ngày để tăng cường chức năng não bộ, hỗ trợ lưu thông máu khỏe mạnh.

– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

– Tránh ngồi quá lâu trước máy tính

– Xây dựng chế độ nghỉ ngơi thích hợp

Rối loạn tiền đình có thể được cải thiện nếu bạn duy trì được những phương pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đau đầu dữ dội nhất là đau đầu vùng chẩm, đột ngột không nghe thấy gì hoặc không thể điều khiển được cử động của mắt,…hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, hiệu quả.

>>>Xem thêm: Bệnh lý suy giảm trí nhớ sớm

*Thông tin sưu tầm*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *