Chất tạo ngọt nhân tạo có khả năng thay thế đường trong một số các loại thực phẩm và đồ uống trên thị trường như kẹo, bánh ngọt, đồ hộp, mứt, thạch và chế phẩm từ sữa,…… Chúng được coi là giải pháp tốt nhất để làm giảm việc tiêu thụ đường cho cơ thể nhưng cũng gây ra rất nhiều tranh cãi về những tác hại đối với sức khỏe. Do đó, trong bài viết dưới đây hãy cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về những lợi ích và tác hại của chất tạo ngọt nhân tạo.
1. Chất tạo ngọt nhân tạo là gì?
Chất làm ngọt nhân tạo hoặc chất thay thế đường là những hóa chất được thêm vào một số thực phẩm và đồ uống để tạo vị ngọt cho chúng. Mọi người thường gọi chúng là “chất làm ngọt đậm đà” vì chúng mang lại hương vị tương tự như đường ăn nhưng ngọt hơn tới vài nghìn lần. Chất làm ngọt nhân tạo được làm từ các hợp chất hóa học bao gồm sulfonamid, sản phẩm phụ của sucrose, peptide và các dẫn xuất của chúng.
Chất tạo ngọt nhân tạo là gì
2. Lợi ích của chất tạo ngọt nhân tạo với sức khỏe
Chất tạo ngọt nhân tạo có tốt không? Vì có thể dùng để thay thế đường tự nhiên nên chất tạo ngọt nhân tạo mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:
– Làm giảm nguy cơ sâu răng
– Các chất thay thế đường cũng không làm tăng lượng đường trong máu vì nó không phải là carbohydrate, an toàn khi sử dụng đối với những người mắc bệnh tiểu đường
– Chất làm ngọt nhân tạo cho phép chúng ta giảm lượng calo từ chế độ ăn uống
do đó chúng giúp kiểm soát cân nặng tốt trong thời gian ngắn, đặc biệt hiệu quả
đối với người lớn và trẻ em thừa cân hoặc béo phì.
3. Những tác hại của chất tạo ngọt
Bên cạnh những ưu điểm, chất tạo ngọt được các nhà khoa học chỉ ra là có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể và gây ra những tác hại không nhỏ đến sức khỏe nói chung.
Tác động đến sức khỏe đường ruột
Mặc dù chất làm ngọt nhân tạo không chứa calo không được hấp thụ nhưng chúng vẫn có thể tiếp cận hệ vi sinh vật đường ruột, điều này có thể ảnh hưởng đến cấu tạo và chức năng của nó, đồng thời góp phần phát triển hội chứng chuyển hóa.
Chất tạo ngọt nhân tạo làm tăng cảm giác thèm ăn
Nhiều người chuyển sang sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo ít calo với mong muốn duy trì cân nặng hoặc giảm cân thành công nhưng lại có tác dụng ngược lại. Theo nhiều nghiên cứu, thực phẩm và đồ uống có chứa loại chất này có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và thèm đường. Sự thèm ăn tăng lên này có thể dẫn đến việc bạn sẽ ăn quá nhiều mất kiểm soát dẫn đến việc tăng cân không mong muốn, thừa cân béo phì.
Chất tạo ngọt nhân tạo làm tăng cảm giác thèm ăn
Nhức đầu
Tác hại của chất tạo ngọt nhân tạo không thể không nói đến tác dụng phụ gây nhức đầu, đau nửa đầu khi sử dụng. Một số nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa chất làm ngọt nhân tạo và chứng đau đầu và đã chỉ ra rằng chứng đau đầu ở một tỷ lệ nhỏ cá nhân có thể do aspartame hoặc sucralose từ chất tạo ngọt nhân tạo gây ra.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tuy ít calo hoặc không có calo nhưng chất tạo ngọt trong thực phẩm sẽ có cường độ vị ngọt lớn hơn đường ăn bình thường đến vài nghìn. Nếu tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể dẫn đến những thay đổi trong quá trình chuyển hóa glucose hoặc cách cơ thể bạn tiêu hóa và sử dụng đường. Việc tiêu thụ quá nhiều chất làm ngọt nhân tạo có liên quan đến việc tăng cân quá mức và các biến chứng về sức khỏe như bệnh tiểu đường.
Chất tạo ngọt làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường
Trầm cảm
Theo nghiên cứu mới nhất, việc tiêu thụ aspartame chất tạo ngọt nhân tạo hàng ngày đặc biệt ở những người đang mắc phải chứng rối loạn tâm trạng từ trước có thể có nguy cơ gây ra tình trạng trầm cảm, lo lắng, khó chịu và gia tăng mức độ hơn nữa nếu duy trì sử dụng trong thời gian dài.
>>>Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress
Tuy tác hại nhiều nhưng không thể phủ nhận chất tạo ngọt nhân tạo mang đến cho cơ thể những lợi ích lớn hơn so với việc chỉ sử dụng và sử dụng đường tự nhiên quá nhiều. Nhưng, để đảm bảo an toàn nhất tốt nhất bạn vẫn nên hạn chế sử dụng hoặc nên dùng một lượng nhỏ để thay thế đường. Và tốt nhất bạn nên sử dụng chất thay thế đường trong thời gian ngắn hoặc thỉnh thoảng sử dụng để cắt giảm tần suất xuống mức an toàn nhất có thể.
*Thông tin sưu tầm*