Một phần lớn công việc săn sóc em bé hàng ngày là giữ cho bé được sạch sẽ. Da của em bé còn mềm mại, non nớt, nên ngay những gì do chức năng cơ thể tiếp xúc với da – như mồ hôi, nước tiều hay phân – cũng sẽ làm cho da tấy đỏ lên và khiến cho da bị đau rát.
Càng lớn lên thì ngay cách tắm bé cũng cần thay đổi, bé sẽ đưa thức ăn lên tầm đầu, rờ rẫm khám phá thế giới xung quanh với đôi tay, phụ với bạn khi bạn thay tã và nói chung tự mình làm cho thân mình lấm lem và dính thức ăn. Bởi vậy, về mặt vệ sinh bạn nên cảnh giác về cách rửa nước tiều phân và mồ hôi cũng như sữa và thức ăn mỗi ngày. Bạn cũng không nhất thiết phải tắm cho em bé mỗi ngày, rửa ráy phần trên, phần dưới (làm sạch mặt mũi, tay, chân và đít) hay là lau mình bằng bọt biển rất là thích nghi để giữ cho em bé được sạch sẽ, nếu việc đó thích hợp với bé hơn. Nhưng rất nhiều phần là em bé sẽ đâm ra thích được, tắm rửa và việc này sẽ trở nên một thành phần quan trọng của nếp sinh hoạt hàng ngày chung cho mẹ bé.
Đồ trang bị cho việc tắm rửa
Có nhiều sản phẩm được chế tạo cho việc tắm rửa nhưng bạn có thể tiết kiệm bằng cách chỉ mua những thứ nào thực sự cần thiết thôi. Tuy nhiên có một lãnh vực bạn khó hà tiện được đó là các sản phẩm để giữ vệ sinh cá nhân: Những mỹ phẩm dành cho người lớn như dầu gội đầu, xà phòng, nước hoa và kem thoa da, đều có quá nhiều chất phụ gia và hóa chất để dùng an toàn cho làn da non nớt của em bé, do đó, bạn nên cẩn thận chỉ mua những thứ nào dành riêng cho em bé.
Đồ trang bị để tắm cho bé
Chậu (thau) tắm dành cho bé: Cho đến khi em bé của bạn sẵn sàng tắm được trong bồn tắm người lớn (khoảng ba đến sáu tháng tuổi), một chậu tắm thích hợp cho trẻ nhỏ sẽ giúp cho bạn tắm em bé dễ dàng hơn. Bạn hãy đặt thau tắm trên một cái bệ ở độ cao vừa tầm, hoặc lót khăn đặt dưới sàn và bạn quì gối bên cạnh. Trong trường hợp bạn sắm một cái giá đặc biệt để chậu tắm lên, bạn nên cẩn thận cho nó có độ cao vừa tầm. Nền chậu nên có mặt nhám để giúp cho em bé không bị trơn.
Tạp dề không thấm nước. Một lớp vải coton có lót một lớp không thấm nước tạo cho em bé một cảm giác êm ái hơn là nhựa PVC.
Bạn sẽ phải cần nước ấm và nhiều bông gòn để lau măt, lau tai và mặt cho bé trong 6 tháng đầu.
Miếng đệm lót bồn tắm bằng cao su. Một khi bé đã chuyển sang tắm chậu lớn, một miếng đệm cao su dính sát vào đáy bồn tắm là rất cần thiết để cho bé khỏi bị trơn trượt ở đáy bồn. Loại cỡ nhỏ hỡn sẽ vừa đáy thau tắm nhỏ.
Khăn tắm: Bạn hãy dành một khăn tắm lớn có lông sợi thật mịn để sử dụng riêng cho em bé. Bạn phải làm ấm khăn bằng cách hơ trên lò sưởi trước khi dùng. Một vài loại khăn lông có một miếng góc làm thành như cái mũ đội đầu.
Bạn hãy dành một cái khăn lông lau mặt hay một miếng bọt biển thiên nhiên cho em bé dùng riêng và bạn nên giặt khăn mặt thường xuyên. Đừng để cho em bé tuổi lớn hơn ăn miếng bọt biển.
Tóc, móng tay và răng
Bàn chải tóc: Bàn chải tóc phải có lông nhỏ và đủ mềm để dùng cho trẻ khoảng 18 tháng tuổi. Bạn hãy chọn một cái lược nhỏ với đầu răng lược tròn và kiểm tra xem có đúng là không có cạnh sắc và răng nhọn.
Kéo cắt móng chân: Kéo cắt mong chân phải có mũi tròn lưỡi kéo ngắn để tránh cắt phạm vào tay chân bé.
Bàn chải đánh răng của bé phải có đầu nhỏ để đưa vào được góc tận cùng trong miệng và lòng bàn chải phải mềm và tròn đầu. Sợi nylon hay lông đều tốt như nhau. Hãy cho bé chơi với bàn chải đánh răng cho em bé những ãy dùng loại bàn chải cỡ dùng cho trẻ con để đánh răng cho bé. Bạn hãy đều đặn thay bàn chải mới và kiểm tra với nha sĩ xem bàn chải có đánh sạch được răng một cách thích nghi không.
Mẹo vặt để tắm rửa cho bé
- Cho đến khi em bé của bạn được 6 tháng tuổi bạn hãy luôn luôn dùng nước đun sôi để nguội để rửa mắt, tai, miệng và mặt cho bé. Đun xôi diệt được mọi vi trùng trong nước.
- Bạn chỉ nên lau sạch phần nào mà bạn nhìn thấy được – đừng có lau sạch phía trong mũi và tai em bé, chỉ chùi đi với bông gòn thấm nước, bất cứ nước nhớt hay ráy tai nào nhìn thấy thôi. Nếu không bạn có thể đẩy dơ bẩn trở lại vào trong mũi và tai em bé.
- Đối với một bé gái, đừng cố tách 2 mép cửa mình để làm sạch bên trong. Bạn sẽ chỉ cần trở dòng chảy của chất nhớt tự nhiên làm cho vi khuẩn trôi ra ngoài.
- Đối với một bé trai bạn đừng nên kéo ngược bao qui đầu lên để làm sạch phía dưới: bạn có thể làm bé đau hay làm rách hoặc tổn thương bao da qui đầu.
- Luôn luôn lau từ phía trước ra phía sau, nhất là khi lau vùng lót tã cho bé gái. Lau cách này ngăn không cho vi trùng từ hậu môn lan sang âm đạo và gây nhiễm trùng.
- Luôn luôn lau đít cho em bé sau cùng và dùng một miếng bông gòn mới cho mỗi lần lau. Hãy nhứng bông gòn vào nước ấm từ vời nước chảy ra
Mỹ phẩm tắm gội em bé
- Dầu tắm em bé là một sản phẩm tuyệt vời thay thế được cả dầu gội lẫn xà phòng.
- Nước hoa em bé dùng để lau sạch vùng quấn tã đặc biệt là khi da bé quá khô.
- Dầu em bé là một mỹ phẩm làm mềm da khi da em bé khô hay nứt nẻ.
- Nước thoa da em bé có thể dùng thay thế dầu em bé.
- Phấn rôm em bé dùng để thấm khô những chỗ nào ẩm ướt còn sót trên da em bé – tuy nhiên nếu bạn rắc nhiều phấn quá, phấn có thể đóng thành mảng ở các kẽ và làm da tấy, khó chịu. Đừng rắc phấn rôm lên vùng da bạn sẽ thoa kem lên.
- Dầu gội đầu em bé chỉ nên dùng một tuần một lần.
- Xà phòng em bé chỉ cần tới nếu bạn không dùng dầu tắm em bé. Với một em bé vài tháng tuổi, bạn hãy thoa xà phòng khắp mình khi bé ở trong lòng bạn, rồi bạn mới tráng nước cho xà phòng trôi đi trong chậu tắm – nhưng bạn cứ nhớ là mình bé sẽ rất trơn, vậy bạn hãy giữ bé cho chặt.
- Que quấn bông gòn rất tiện dụng để làm sạch kẽ các ngón tay, ngón chân em bé nhưng bạn đừng bao giờ nhét những que này vào tai, mắt, mũi và hậu môn bé.
- Kem đánh răng có thể là một loại kem đánh răng của người lớn. Cố gắng đừng để trẻ nuốt vô – nếu bé cứ nuốt vô, bạn hãy tránh đừng cho bé dùng kem đánh răng cho đến khi bé đủ lớn để thôi không ăn kem đánh răng nữa.
Nguồn: Sưu tầm