Ở trẻ em, nhiệt độ bình thường ở giữa 36 độ C và 37 độ C tùy theo thời gian trong ngày, nhiệt độ thường thấp thấp nhất vào lúc nửa đêm và cao nhất vào buổi chiều.
Một nhiệt độ trên 38 độ C có thể là dấu hiệu bệnh. Nhiệt độ của một đứa trẻ có thể tăng vọt lên cao một cách đáng báo động khi em bé bệnh, tuy nhiên một nhiệt độ chỉ hơi nhích lên một chút không hướng dẫn được bạn một cách đáng tin cậy về mặt sức khỏe của bé. Các em bé và trẻ em có thể bị bệnh với một nhiệt độ bình thường hoặc thấp hơn mức bình thường và một số trẻ em có thể bị sốt nhẹ mà chẳng đau ốm gì cả. Bởi vậy, nếu con của bạn có vẻ khỏ ở, cháu có thể bị bệnh mặc dù nhiệt độ vẫn bình thường.
Nhiệt độ của bé có thể tăng lên chốc lát khi bé chơi sinh động đặc biệt là khi thời tiết nóng bức. Nếu nhiệt độ vẫn cứ ở mức trên 38 độ C sau khi bé đã nghỉ được khoảng nửa giờ thì có thể là bé bệnh, bởi vậy nên kiểm tra xem có dấu hiệu bệnh nào khác không.
Hãy áp má bạn lên trán bé để cảm nhận nhiệt độ, nếu bạn nghĩ là em bé sốt – đừng sử dụng bàn tay bởi vì nếu trời đang lạnh, so sánh tương đối sẽ thấy da của bé nóng. Nếu bạn cảm nhận là trán bé nóng, bạn hãy cặp nhiệt cho bé.
Các dấu hiệu sốt
- Bé kêu bé cảm thấy khó chịu.
- Bé trông có vẻ nhợt nhạt và cảm thấy ớn lạnh và run lập cập.
- Bé trông đỏ bừng và trán bé cảm nhận thấy nóng.
Nên kêu bác sĩ
- Sốt trên 39,4 độ C – trên 38,3 độ C nếu em bé chưa được một tuổi và bạn không thể làm hạ nhiệt được.
- Sốt liền 24 giờ.
Cách chọn nhiệt kế
Các nhiệt kế tốt nhất cho trẻ là loại nhiệt kế thủy ngân dễ đọc, nhiệt kế ghi số và tấm thẻ dán chỉ nhiệt độ. Loại nhiệt kế dễ đọc có chứa thủy ngân, khi nóng lên, thủy ngân giãn nở, dâng lên cao trong ống đọc theo thước chia độ.
An toàn và dễ sử dụng, nhiệt kế ghi số cho ta con số đọc mau và chính xác. Mặc dù đắt tiền hơn các loại nhiệt kế khác, loại nhiệt kế này là lý tưởng đối với các trẻ nhỏ. Bạn nên luôn luôn có pin dự trữ.
Những tấm bảng nhỏ bén nhạy với nhiệt trên giải chỉ nhiệt độ sẽ nối tiếp nhau sáng lên và ngưng lại khi chúng đạt tới nhiêt độ của em bé
Đo nhiệt độ cho trẻ
Khi bé không được khỏe, lấy nhiệt độ cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày, buổi sáng và buổi chiều. Cách tốt nhất là cặp nhiệt kế vào nách em bé, kết quả đọc được thấp hơn 0,6 độ C so với nhiệt độ thực tế của bé. Chớ bao giờ đặt một nhiệt kế thủy ngân vào miệng em bé bởi vì nó dễ bị bể. Nhiệt kế ghi số không thể bể được, nên có thể an toàn cho bé ngậm vào miệng, tuy nhiên bé không giữ được nó cho ngay ngắn dưới lưỡi, bởi vậy bạn hãy cặp nó vào nách bé như cặp nhiệt kế thủy ngân. Dải băng chỉ nhiệt là cách lấy thân nhiệt cho bé dễ dàng hơn cả, nhưng kết quả đọc được không chính xác bằng số đọc được bằng nhiệt kế.
Cách sử dụng một nhiệt kế thủy ngân
1. Cầm nhiệt kế trong tay cho chắc chắn và vẩy mau nhiều lần với những động tác lắc mạnh cổ tay về phía dưới để thủy ngân trở về bầu đựng thủy ngân. Sau đó đặt bé ngồi trên đùi bạn và giơ tay em bé lên. Đặt đầu bên có cầu đựng thủy ngân vào nách của bé.
2. Hạ cánh tay em bé xuống và khoanh tay bé ngang qua ngực. Để nhiệt kế ở nguyên vị trí trong thời gian khuyến cáo thường vào khoảng 3 phút.
3. Lấy nhiệt kế ra và xoay xoay cho tới khi bạn thấy được cột thước chia nhiệt độ. Bất cứ nhiệt độ nào trên 37 độ C có nghĩa là em bé bị sốt. Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh rồi lau khô.
Cách sử dụng một nhiệt kế điện tử
1. Bật nhiệt kế lên và bảo bé há miệng. Đặt nhiệt kế xuống dưới lưỡi bé và bảo bé ngậm miệng lại. Đợi khoảng 3 phút.
2. Lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ của bé. Nhiệt độ nào cao hơn 37,5 độ C là sốt. Tắt nhiệt kếm rửa nước lạnh rồi lau khô.
Cách sử dụng một băng chỉ nhiệt độ
Giữ dải băng áp lên chán bé trong khoảng 15 giây. Cái bảng có số cao nhất mà sáng lên chỉ cho biết nhiệt độ bé. Số nhiệt độ nào trên 37,5 độ C là có sốt.
Cách làm hạ một cơn sốt
1. Nếu thân nhiệt của bé lên cao hơn 38 độ C, bạn cho bé uống một liều khuyến cáo paracetamol nước. Nếu bé nằm giường, bạn hãy lấy đi tất cả những chăn gối nặng nề và cẩn thận xem căn phòng của bé có quá nóng không. Đừng cho trẻ dưới 3 tháng uống paracetamol, thay vào đó, hãy lau mình cho bé bằng nước ấm và dẹp chăn gối đi.
2. Bé sẽ chảy mồ hôi nhễ nhại khi nhiệt độ giảm, vì vậy phải cho bé uống nước dồi dào để bù lại lượng nước đã mất đi. Thay ra giường và bộ đồ ngủ cho bé khi nhiệt độ đã trở lại bình thường để bé được thoải mái.
Cách lau mình bằng nước ấm
Nếu nhiệt độ của bé lên cao hơn 39,4 độ C, cố gắng làm hạ nhiệt bằng cách lau mình cho bé bằng nước ấm đồng thời trị liệu cho bé như chỉ dẫn ở đoạn trên. Nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi, chỉ lau mình bằng nước ấm thôi.
1. Dẹp chăn màn đi và cởi bỏ áo ngủ cho bé: Lót khăn bông bên dưới chỗ bé nằm sao cho giường khỏi bị ướt, sau đó đổ đầy nước ấm vào một tô lớn và nhúng miếng bọt biển vào rồi vắt nước vào đó.
2. Lau nhẹ nhàng mặt, cổ và hai tay của bé. Cởi quần ngủ bé ra và lau chân cho bé. Cứ để cho da bé khô đi tự nhiên. Tiếp tục làm như vậy trong khoảng nửa giờ rồi cặp nhiệt cho bé. Nếu nhiệt độ còn ở mức trên 39,4 độ C – hãy kêu bác sĩ.
Những cơn co giật do sốt
Nhiệt độ đột xuất tăng lên có thể là nguyên do làm cho một vài em bé bị co giật, khiến chúng bất tỉnh và trở nên cứng đờ trong vài giây rồi quằn quại không kiềm chế được.
Bạn nên làm
Đặt em bé lên sàn nhà và ở nguyên bên em bé nhưng đùng cố gắng kiềm chế em bé. Ngay sau khi cơn co giật chấm dứt, bạn hãy đi kêu bác sĩ.
“Làm sao phòng ngừa được sốt co giật?”
Nếu trong gia đình bạn có khuynh hướng bị sốt co giật, hãy giữ nhiêt độ của em bé ở mức thấp nhất có thể được, khi bé bệnh. Bạn hãy làm theo phương pháp hạ nhiệt hướng dẫn trên đây và cố gắng đừng để nhiệt độ của bé lên cao quá 39 độ C. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cho bé uống một liều paracetamol khi bé có những biểu hiện đau ốm để tránh cho bé khỏi bị sốt.
Trẻ bị mê sảng
Một số trẻ trở nên mê sảng khi bị sốt cao. Nếu bé bị mê sảng, bé sẽ rất là vật vã và có thể bị ảo giác và trông có vẻ rất sợ sệt, hoảng hốt. Tình trạng hôn mê này có tính báo động nhưng nó không có gì là nguy hiểm cho bé. Bạn hãy ở bên bé để dỗ dành bé. Khi nhiệt độ của bé hạ, chắc hẳn là bé sẽ lăn ra ngủ và bé sẽ trở lại bình thường, khi thức dậy.
Nguồn: Sưu tầm